Múa cột là một môn thể thao kết hợp giữa sức mạnh, sự linh hoạt và sự quyến rũ. Môn thể thao này đang ngày càng trở nên phổ biến, thu hút nhiều người tham gia, đặc biệt là phái nữ. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà múa cột mang lại, người tập cũng có thể gặp phải những khó khăn nhất định. Cùng khám phá những khó khăn đó qua bài viết sau!
Không có con đường nào trải đầy hoa hồng, đối với những học viên tập cột, chắc chắn những lí do sau đây đã từng ít nhất một lần khiến họ chùn bước và băn khoăn có nên tiếp tục theo đuổi bộ môn này không. Kiên trì hay bỏ cuộc, tất cả đều dựa vào mức độ đam mê mà mỗi người dành cho nghệ thuật múa cột. Trước khi bàn luận sâu xa hơn, hãy cùng xem những khó khăn mà học viên tập múa cột tại SaigonDance đã phải trải qua là gì nhé.
>>> Đề xuất xem: Tập Múa Cột Mang Lại Những Lợi Ích Gì?
Bị thâm, bầm tím liên tục
Có một số lý do khiến bạn có thể bị thâm tím liên tục khi tập múa cột, bao gồm:
- Chấn thương: Các động tác múa cột thường đòi hỏi người tập phải thực hiện các động tác khó, đòi hỏi lực bám và sức mạnh cao. Nếu không thực hiện đúng kỹ thuật, bạn có thể bị trượt ngã hoặc va đập với cột, dẫn đến chấn thương và bầm tím.
- Thiếu hụt vitamin: Các vitamin C, K và P đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình đông máu và làm bền thành mạch máu. Nếu thiếu hụt các vitamin này, bạn có thể dễ bị bầm tím hơn.
- Rối loạn đông máu: Rối loạn đông máu có thể khiến máu khó đông, dẫn đến chảy máu dưới da và gây bầm tím.
Đối với những bạn mới bắt đầu tập hoặc chuẩn bị đăng ký tập múa cột, đừng lo lắng quá nhé, thường mình chỉ bị bầm trong khoảng thời gian đầu tập luyện thôi, vì khi đó cơ thể chưa quen với những tác động mới do ma sát với cột, và cũng một phần vì chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tập luyện, kiểm soát bản thân. Sau một thời gian khi đã thích ứng được thì những vết bầm đó sẽ không xuất hiện lại nữa đâu.
Hoặc bạn có thể đọc thêm bài viết: “Cách hạn chế những vết thâm khi tập múa cột” để được chia sẻ những kinh nghiệm giúp hạn chế bầm tím ngay từ khi bắt đầu:
Đau nhức khắp người
Tương tự như trên, hiện tượng này xảy ra khi cơ thể bạn lần đầu trải qua những thay đổi trong chế độ tập luyện hoặc tập những bài tập mới. Không chỉ tập múa cột mới bị, mà ở tất cả những môn thể thao khác, nếu bạn không duy trì lịch tập đều đặn thì cơ thể sẽ luôn bị phản ứng lại khi đột ngột vận động mạnh, tăng áp lực lên các cơ.
Thông thường, cơ thể sẽ đau nhức sau 12 tiếng kể từ khi luyện tâp, cảm giác khó chịu nhất là trong vòng 48 – 72 tiếng tiếp theo đó.
Bí quyết để giảm đau do tập múa cột:
- Tập giãn cơ nhẹ nhàng
- Matxa cơ bắp.
- Chườm đá để giảm sưng.
- Chườm ấm để tăng lưu thông máu đến cơ.
- Nghỉ ngơi.
- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID).
Xuất hiện các vết chai tay
Tính chất của múa cột là sử dụng độ bám và ma sát của cơ thể để kết nối với cột, trong đó chủ lực chính vẫn là lực bám từ hai bàn tay. Cũng như việc chúng ta hay bị chai tay ở ngón áp út hoặc ngón giữa khi đi học do viết bài quá nhiều, tập cột cũng sẽ làm tay của bạn xuất hiện những vết chai ở lòng bàn tay, thường là ở khu vực giữa ngón áp út và ngón giữa.
Cách hạn chế chai tập do tập múa cột cũng đơn giản thôi: nhớ thường xuyên sử dụng lotion/ kem dưỡng ấm da tay sau khi tập xong nhé. Tuyệt đối không nên sử dụng trước khi tập, vì để tay ẩm sẽ rất khó bám dính vào cột và khi tập những động tác trên cao sẽ rất nguy hiểm. Thời gian tuyệt nhất dễ dưỡng tay là buổi tối trước khi đi ngủ, hoặc sau khi đã tập cột xong.
Vai đô hơn, có bắp tay
Điều này chắc chắn là nỗi lo lớn nhất của các bạn nữ nè, hầu hết những bạn nữ mình quen ai cũng đều muốn có một thân hình mảnh mai và nữ tính, điệu đà.
Nhưng bạn ơi, thật sự để tập lên được bắp tay và vai đô cũng sẽ cần rất nhiều thời gian và sức lực, trừ khi bạn quyết tâm tập để lên chuyên nghiệp hoặc theo đuổi lâu dài, thì với chương trình học của lớp cơ bản sẽ chỉ khiến bạn trông săn chắc và thon thả hơn thôi, không đô lên nổi đâu.
Còn đối với những người đã kiên trì tập lên được trình độ nâng cao rồi thì chắc chắn bản thân đã có đam mê với thể thao và luôn hướng tới một cơ thể khỏe mạnh, săn chắc, vậy nên vai có đô ra một tí, tay có bắp hơn một tí cũng chả sao đâu nhỉ.
Toàn các học viên kì cựu đã tập trên 2 năm của SaigonDance nè. Nhìn vẫn nuột nà lắm chứ đâu thô kệch tí nào đâu đúng không.
Tủ đồ thay đổi, ví cạn tiền
Đam mê cột rồi, là bạn sẽ đam mê luôn cả thời trang khi tập cột. Do tính chất tập múa cột không như những môn thể thao khác, trang phục đòi hỏi bạn sẽ phải để trống khá nhiều khoảng da thịt để có chỗ ma sát mà bám dính với cột.
Tập cột bạn không thể mặc quần áo thể thao như bình thường được, lại càng không thể mặc mỗi đồ lót đi tập, vì vậy hiển nhiên bạn sẽ phải tự trang bị thêm những bộ đồ riêng cho môn học này. Càng mua càng ghiện, lỡ mua rồi thì phải mua đẹp, từ tế đúng không, mà đã lỡ tập cho dáng đẹp rồi thì cũng không thể có 1-2 bộ mà mặc quài được. Vậy nên, đã lỡ nhún chân vào vực thẳm này rồi là sẽ không có đường thoát. Chỉ biết cung phụng cho nó mãi thôi.
Bị gây ghiện, không đi tập sẽ sẽ rất khó chịu
Tập riết thành quen, cơ thể bạn khi quen với chế độ và những bài tập này rồi thì một buổi nghỉ tập chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy bức rứt, khó chịu trong người lắm nhé.
Tập múa cột rất đặc biệt, có thể bạn đang làm động tác này rất thành thục, rất đẹp mắt, nhưng chỉ cần một thời gian bạn không động đến thì khi làm lại động tác bạn sẽ bị mất đi cái cảm giác, phải mất thêm nhiều lần tập luyện nữa bạn mới có thể triển khai ra đúng và đẹp được như lần đầu.
Một lí do nữa khiến bạn không nên nghỉ tập nè: học phí tập cột thường khá mắc và không được học bù như những môn khác, nên nghỉ 1 buổi là coi như mình bị mất đi khá một số tiền đó.
Nhận những ánh mắt sửng sốt từ mọi người
Dù đã được Olympic công nhận và được phổ biến hơn trên cả thế giới, tuy nhiên do đặc thù trang phục và dấu ấn từ quá khứ (múa cột thường được biểu diễn trong quán bar) nên ở Việt Nam phần đông mọi người vẫn chưa có cái nhìn cởi mở lắm về nó.
Giới trẻ hiện đại hơn, thì thường cũng sẽ bất ngờ, nhưng bất ngờ theo chiều hướng tốt, kiểu như; “eo ôi sao đu được trên cột thế” , “như siêu nhân ấy nhỉ”, “chắc phải khỏe lắm mới làm được kiểu này”, “thật ngưỡng mộ quá”,…
Còn những người lớn tuổi hơn thì chắc chắn vẫn sẽ nghĩ tiêu cực về múa cột và không bao giờ hài lòng về trang phục hở hang của bộ môn này.
>>> Xem thêm: Tại Sao Các Mẹ Nên Học Múa Cột?
Ra đường bị ám ảnh về việc tìm cột
Sự thật đấy không phải đùa đâu.Cứ xem những hình ảnh này rồi bạn sẽ thấy tình yêu và đam mê của dân tập cột lớn như thế nào nhé. Không chừng sau này bạn cũng sẽ tự tìm thấy mình ở những bức ảnh tương tự thế.
Đấy bạn thấy chưa, từ cột điện, cột đèn, cột trong xe bus công cộng, đế ngay cả mấy cái cột chỗ khu vui chơi trẻ em,… cũng đều được dân tập cột tận dụng triệt để thể hiện đam mê. Cũng vì cái đam mê này mà bạn sẽ nhận phải hơi bị nhiều ánh mắt kì thị lẫn kinh ngạc từ những người đi đường đấy nhé, cho nên hãy chuẩn bị tư tưởng từ bây giờ đi là vừa.
Tập múa cột tuy lắm gian nan vất vả, nhưng nếu so với những niềm vui, ích lợi mà nó mang lại thì thật chẳng đáng là bao đúng không. Bạn nào đã tập cột rồi thì hãy cùng ad chia sẻ thêm những kinh nghiệm/ niềm vui/ nỗi buồn mà bạn đã trải qua ở dưới comment này nhé.
Nhớ là đừng quên lịch khai giảng lớp múa cột sắp tới của thầy Quân Bùi vào ngày 12/6 lúc 14h15 tại SaigonDance chi nhánh cư xá Đô Thành.
Để biết thêm các lịch học khác, tham khảo tại đây: https://www.saigondance.vn/lich-hoc/pole-dance-7
Trung tâm SaigonDance
- Chi nhánh 1: 94-96 Đường số 2, Khu Cư Xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3, HCM
- Hotline: 38 329 429 – 090 2322 361
- Chi nhánh 2: 85 Phạm Huy Thông, Phường 17, Quận Gò Vấp, HCM
- Hotline: 38 3636 5202
- Website: https://www.saigondance.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/saigondancevn/
Nguồn: https://www.saigondance.vn/nhung-kho-khan-khi-tap-mua-cot-pole-dance/