Sơn nhà là bước hoàn thiện giúp căn nhà được bền đẹp và tăng tính thẩm mỹ. Tuy nhiên điều này chỉ được đảm bảo khi chọn được các loại sơn chất lượng, phù hợp và có quy trình, kỹ năng sơn nhà chuẩn.
Vậy thực hiện sơn nhà sao cho đúng kỹ thuật? Xin mời các bạn theo dõi bài viết Các Bước Sơn Nhà Chi Tiết – Đúng Kỹ Thuật của Khối Lập Phương để tự sơn khi cần thiết hoặc thuận lợi khi giám sát công trình.
A. Chuẩn Bị
Chọn Thời Điểm Thi Công Sơn Nhà
Việc thi công sơn nhà sẽ tiến hành thuận lợi nhất khi khí hậu khô ráo, thoáng mát. Tuy nhiên, khí hậu Việt Nam là nhiệt đới gió mùa – số tháng mưa cũng không ít mà nhu cầu xây sửa nhà cửa thì diễn ra liên tục. Vì vậy, việc thi công sơn nhà vẫn có thể thực hiện quanh năm kể cả mùa mưa. Chỉ cần tránh những khi mưa kéo dài hoặc độ ẩm không khí quá cao dễ làm sơn ngấm ẩm hay bong tróc.
Ngoài ra, cũng không nên thi công sơn trong điều kiện thời tiết quá nắng nóng, vì sơn cần một khoảng thời gian nhất định để bám chặt vào tường. Nếu thời tiết quá nóng dung môi có trong sơn sẽ bay hơi nhanh, khi đó sơn chưa kịp bám chặt vào tường thì bề mặt sơn dễ bị bong tróc, rạn nứt hoặc nhăn nhúm.
>>> Đề xuất: Dấu hiệu nhận biết sơn Jotun chính hãng
3. Lựa Chọn Màu Sơn
Màu sơn sẽ có 2 nhóm là: nhóm màu cơ bản và nhóm màu pha chế (được tạo thành từ việc pha chế các màu sơn cơ bản).
Về mặt lý thuyết các hãng sơn đều có các loại sơn với các nhóm màu cơ bản giống nhau. Tuy nhiên trên thực tế tùy theo chất lượng sơn, dây chuyền sản xuất, tỷ lệ pha chế và tay nghề của người thợ sơn mà chất lượng và màu sắc của tường sơn hoàn thiện sẽ không giống nhau.
Màu sơn nhìn dưới góc độ ánh sáng mặt trời hay dưới ánh sáng điện cũng có thể khác nhau. Bạn có thể tham khảo ý kiến hay sự tư vấn của chuyên gia để có được màu sắc ngôi nhà thật sinh động, sang trọng và đẹp mắt.
Lên Dự Trù Lượng Sơn Cần Mua
Để tính được dự trù lượng sơn cần mua, cần phải nắm được độ phủ của mỗi loại sơn là bao nhiêu. Độ phủ ở đây được tính là cứ 1lít hay 1kg sơn thì phú được bao nhiêu m2 bề mặt thi công.
Lưu ý, bề mặt thi công bằng phẳng hay gồ ghề cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lưu lượng sơn cần dùng để thi công. Vì vậy, chủ đầu tư cũng nên chú ý đến trường hợp này.
Sau đây là bảng tính dự trù lượng sơn tường mà chủ đầu tư có thể tham khảo:
Loại sơn | Độ phủ | ||
Sơn nguyên bản | Pha thêm 5 -10% nước | ||
Sơn lót | 18 lít (20kg) | 100m2 | 120m2 |
5 lít (4kg) | 25m2 | 35m2 | |
Sơn kinh tế | 18 lít (20kg) | 65m2/ 2 lớp | 90m2/ 2 lớp |
5 lít (4kg) | 20m2/ 2 lớp | 30m2/ 2 lớp | |
Sơn mịn | 18 lít (20kg) | 80m2/ 2 lớp | 110m2/ 2 lớp |
5 lít (4kg) | 25m2/ 2 lớp | 35m2/ 2 lớp | |
Sơn siêu bóng, Sơn bóng mờ | 18 lít (20kg) | 120m2/ 2 lớp | 140m2/ 2 lớp |
5 lít (4kg) | 30m2/ 2 lớp | 40m2/ 2 lớp |
B. Thực Hiện
Chuẩn Bị Bề Mặt
Đối với công trình thi công là nhà mới, cần đảm bảo vách tường đã khô hoàn toàn và không có dấu hiệu còn ẩm ướt. Độ ẩm cho phép có thể thi công sơn trường là <15%, lúc này sơn sẽ bám chặt không dễ bị trôi. Đối với công trình thi công là nhà cũ, cần phải vệ sinh sạch sẽ lớp sơn cũ, rêu phong, bụi bẩn, ẩm mốc… do lâu ngày tích tụ. Sau đó dùng giấy nhám chà qua bề mặt tường tường thi một lượt để tạo độ bám dính cho lớp sơn mới. => Sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ công đoạn chuẩn bị bề mặt đầu tiên sẽ giúp lớp sơn tường bám dính tốt hơn.
Tiến Hành Thi Công Bột Bả
Bột bả matit là vật liệu giúp che các khuyết điểm, vết rạn nứt nhỏ… giúp bề mặt thi công bằng phẳng tăng độ phủ và tiết kiệm lượng sơn lót và sơn phủ. Tùy theo yêu cầu thực tế, thợ sơn có thể trát 1 – 2 lớp bột bả, nhưng không được dày quá 3mm, tránh trường hợp bong tróc, nứt nẻ và biến dạng màng sơn.
- Bước 1: Trộn bột bả với nước theo tỷ lệ 3:1 và khuấy đều cho đến khi hỗn hợp quánh dẻo. (Nên sử dụng ngay sau khi pha 1 – 2 giờ, nếu không bột bả sẽ hỏng không dùng được nữa).
- Bước 2: Trát 1 – 2 lớp bột bả, mỗi lớp cách nhau 2 – 4 giờ.
- Bước 3: Chờ 4 – 6 giờ sau thì tiến hành xả nhám.
- Bước 4: Chờ 1 – 2 ngày sau cho bề mặt cứng rồi mới vệ sinh và quét sơn lót.
Tiến Hành Chống Thấm
Cần chủ động chống thấm cho công trình từ bên ngoài để tránh những tác động mưa và nhiệt độ ẩm. Cùng lúc, chống thấm các khu vực bên trong công trình tiếp xúc với bồn hoa, bể bơi, hồ chứa nước… không để xảy ra tình trạng chống thấm bị động xảy ra.
Tiến Hành Sơn Lót Kháng Kiềm
Sơn lót có công dụng chống kiềm, ngăn ẩm và chống thẩm thấu. Tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư mà thợ sơn sẽ thi công 1 – 2 lớp sơn lót.
Nếu không sơn lót thì cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến quá trình thi công. Tuy nhiên, không có sơn lót thì sẽ tốn nhiều sơn phủ hơn mà chi phí cho sơn phủ thì lại cao hơn. Và độ bền của lớp sơn phủ sẽ kém hơn khi có lớp sơn lót.
Lưu ý, lớp sơn phủ màu trắng không thể thay thế lớp sơn lót vì không có tính ngăn ẩm, chống kiềm, chống nấm mốc, tạo độ kết dính và tạo độ bằng phẳng cho bề mặt thi công.
Tiến Hành Sơn Phủ Lớp Sơn Hoàn Thiện
Thông thường thợ sơn sẽ tiến hành sơn phủ 2 lớp để bề mặt thi công đạt được độ mịn, đều màu và lên màu chuẩn hơn. Sau khi sơn lót tầm 2 giờ, thợ sơn bắt đầu sơn phủ lớp đầu tiên. Để tăng độ bao phủ, cần pha sơn với 5 – 10% nước để việc thi công được dễ dàng hơn.
Từ lúc hoàn thành lớp sơn phủ thứ nhất, sau tầm 2 giờ tiếp tục sơn phủ lớp thứ 2. Vì đây là lớp sơn hoàn thiện cuối cùng cho cả quá trình sơn nhà, nên thợ sơn phải cực kỳ cẩn trọng và tỉ mỉ để có được kết quả ưng ý nhất.
Một Số Lưu Ý Khi Thi Công Sơn Tường Nhà
- Bảo quản và xử lý thùng sơn cẩn thận, tránh đổ vỡ.
- Công trình thi công sơn nhà phải thông thoáng, có thể sử dụng quạt để làm thoáng nếu thì công sơn tường nhà bên trong.
- Nếu sơn sử dụng không hết hãy xử lý khoa học, tránh xả ra môi trường gây ô nhiễm.
- Nếu không may sơn dính vào mắt, hãy rửa lại bằng nước sạch và đến Trung tâm ý tế gần nhất.
- Tránh xa các sản phẩm sơn khỏi tầm tay trẻ em.
Khối Lập Phương vừa chia sẻ những thông tin về các bước sơn nhà đúng kỹ thuật. Mong những thông tin này sẽ thật sự hữu ích với những ai đang cần. Nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm sơn chính hãng, chất lượng tốt hãy liên hệ Khối Lập Phương theo hotline (028) 7777 1368 để được tư vấn cụ thể nhé!